Hỏi: Ông ngoại, vợ chồng bác trai, mẹ tôi và cậu mợ đều mất cả. Gia đình bên ngoại còn 01 người cháu nội là con trai của cậu mợ tôi và 04 chị em tôi là cháu ngoại. Bố tôi là con rể viết giấy tay (không có chữ ký mẹ tôi) nhượng lại đất của ông ngoại cho kế trưởng họ của ông tôi. Người này đã làm Sổ đỏ nhập đất của ông ngoại tôi vào từ đường không cho cháu nội và cháu ngoại biết. Kính hỏi các luật sư chuyên mục hành vi của bố tôi và kế trưởng tộc vi phạm pháp luật không. Chúng tôi là cháu nội, ngoại muốn đòi lại đất của ông như thế nào?
Trả lời có tính chất tham khảo
- Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi có một số ý kiến tư vấn như sau: Theo thông tin bạn cung cấp thì đất vốn thuộc sở hữu của ông ngoại bạn. Vì vậy, trong trường hợp ông của bạn mất và không để lại di chúc thì phần đất này sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Căn cứ theo quy định của pháp luật thì bà ngoại, bác trai, mẹ và cậu của bạn sẽ là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông ngoại bạn. Vì vậy, đây sẽ là những người được thừa kế lại mảnh đất. Tuy nhiên do bác trai, mẹ và cậu bạn đều đã mất nên việc chia thừa kế sẽ xảy ra hai trường hợp sau:
* Trường hợp thứ nhất, mẹ bạn mất trước hoặc cùng thời điểm với ông ngoại bạn: Khi đó, việc chia di sản sẽ được thực hiện theo Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2015 về thừa kế thế vị. Theo đó, bố của bạn sẽ không có quyền sở hữu đối với mảnh đất của ông ngoại bạn do bốn chị em bạn sẽ được hưởng phần di sản (mảnh đất ông ngoại để lại) mà mẹ bạn được hưởng nếu còn sống. Như vậy, trong trường hợp này, việc bố bạn tự ý làm giấy viết tay chuyển nhượng phần đất này cho kế trưởng họ là vi phạm pháp luật vì bố bạn không có quyền sở hữu đối với mảnh đất. Đây là xâm phạm đển quyền sở hữu hợp pháp của anh em bạn. Căn cứ theo các quy định của pháp luật, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, các bạn có thể lựa chọn một trong hai hình thức là yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền nhằm bảo vệ quyền lợi của mình. - - Ngoài ra, trước khi lựa chọn các hình thức trên, nhằm giữ gìn tình cảm gia đình, dòng tộc, các bạn có thể cân nhắc thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai đối với bố bạn và bác trưởng họ để giải quyết tranh chấp một cách êm đẹp.
* Trường hợp thứ hai, mẹ bạn mất sau khi ông ngoại mất. Trường hợp này, bố bạn sẽ có quyền sở hữu đối với một phần mảnh đất do ông ngoại bạn để lại. Bởi lẽ, mẹ bạn đã được chia một phần mảnh đất do được hưởng thừa kế từ ông ngoại bạn nên khi mẹ bạn chết, tài sản của mẹ bạn bao gồm phần đất thừa kế sẽ được tiếp tục chia cho những người thừa kế theo pháp luật của mẹ bạn, trong đó có bố bạn (trường hợp không có di chúc hợp pháp của mẹ bạn). Tuy nhiên, trong trường hợp này, bố bạn chỉ có quyền sở hữu và chuyển nhượng đối với phần đất mà bố bạn được chia thừa kế từ mẹ bạn. Vì vậy, việc bố bạn chuyển nhưởng toàn bộ phần đất của ông ngoại cũng đã xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của anh chị em. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, các bạn cũng có thể thực hiện như đối với trường hợp thứ nhất.
(Theo moj.gov.vn)
LIÊN HỆ LUẬT SƯ PHỤ TRÁCH TƯ VẤN:
Điện thoại: 0903.921.366 – Hotline: 0985.99.88.00
Hoặc gửi yêu cầu qua email: tuvan@quocluatlaw.vn; luatsu@quocluatlaw.vn
HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ THỰC HIỆN CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ MỘT CÁCH TỐT NHẤT
Các bài viết khác
- Con có được thừa kế phần cha mẹ được hưởng theo di chúc không? (05.06.2021)
- Thủ tục khai nhận di sản thừa kế khi di sản đang thế chấp tại ngân hàng? (02.11.2017)
- - Trách nhiệm của người nhận thừa kế theo di chúc (30.09.2017)
- - Sửa di chúc chung của vợ chồng (30.09.2017)
- - Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, chứng thực hoặc công chứng (30.09.2017)
- - Khai nhận, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (30.09.2017)
- - BỎ SÓT NGƯỜI THỪA KẾ KHI CHIA DI SẢN THỪA KẾ (06.08.2016)
- - KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ KHI CÓ NGƯỜI THỪA KẾ CHƯA THÀNH NIÊN? (06.08.2016)
- - Khai nhận thừa kế nhưng giấy tờ về tài sản không mang tên người để lại di sản? (02.01.2015)