BACK TO TOP
Hotline: 0985 99 88 00
Email: tuvan@quocluatlaw.vn
Logo Banner
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục bổ sung tên cha vào giấy khai sinh
Đăng lúc: 02-12-2017 08:22:07 AM
Lượt xem: 856

- Hỏi: Tôi sinh năm 1967. Năm 2009, tôi có quan hệ ngoài luồng với một người phụ nữ và sinh ra 01 đứa con trai. Khi làm giấy khai sinh cho cháu thì không khai tên cha do lúc đó tôi đang có vợ, con. Hiện nay, người đó đã lấy chồng là người nước ngoài và khai dấu là chưa có chồng, con. Cháu bé đã phải ở với cụ ngoại 5 năm, cho đến năm vừa rồi, sau khi được tôi thuyết phục, mẹ cháu bé đã cho tôi đón cháu về nuôi, đồng thời, đồng ý hoàn toàn những gì tôi làm cho cháu. Vậy, nay tôi muốn xét nghiệm ADN và bổ sung tên người cha trong giấy khai sinh thì tôi phải làm như thế nào?

- Trả lời có tính chất tham khảo

- Đối với trường hợp của bạn, để bổ sung tên bạn trong giấy khai sinh cho con thì trước tiên, bạn cần làm thủ tục đăng ký nhận con theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Luật Hộ tịch năm 2014. Cụ thể:
Về thẩm quyền đăng ký nhận con, Điều 24 Luật Hộ tịch quy định: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.
- Về thủ tục đăng ký nhận con, Điều 25 Luật Hộ tịch quy định như sau:
1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.
- Về chứng cứ chứng minh quan hệ cha con, theo Điều 11 Thông tư 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch thì chứng cứ để chứng minh quan hệ cha con gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con.
2. Trường hợp không có văn bản trên thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.
- Như vậy, căn cứ vào các quy định trên, để làm thủ tục đăng ký nhận con, bạn phải nộp tờ khai đăng ký nhận con theo mẫu và bản kết quả AND hoặc chứng cứ khác chứng minh quan hệ cha con cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của bạn hoặc của con bạn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, khi đăng ký nhận con, các bên phải cùng có mặt.
Sau khi được cấp bản trích lục hộ tịch, bạn cần làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con. - Theo Điều 27 và Điều 29 Luật Hộ tịch, người yêu cầu bổ sung hộ tịch phải nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh trước đây hoặc nơi cư trú của con bạn. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ, nếu thấy yêu cầu bổ sung hộ tịch của người yêu cầu bổ sung hộ tịch là đúng, công chức tư pháp - hộ tịch ghi nội dung bổ sung vào mục tương ứng trong Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu bổ sung hộ tịch ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu bổ sung hộ tịch.

(Theo moj.gov.vn)

LIÊN HỆ LUẬT SƯ PHỤ TRÁCH TƯ VẤN:

Điện thoại: 0903.921.366 – Hotline: 0985.99.88.00

Hoặc gửi yêu cầu qua email: tuvan@quocluatlaw.vnluatsu@quocluatlaw.vn

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ THỰC HIỆN CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ MỘT CÁCH TỐT NHẤT 

 

 

Gọi điện