Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn luật, Văn phòng luật sư Quốc Luật chúng tôi có nhiều luật sư giỏi, kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực hôn nhân gia đình.
ĐĂNG KÝ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
A. Yêu cầu, điều kiện thực hiện
1. Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây (Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000):
- Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở;
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Điều 10 của Luật này.
2. Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây (Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000):
- Người đang có vợ hoặc có chồng;
- Người mất năng lực hành vi dân sự;
- Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
- Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
- Giữa những người cùng giới tính.
B. Trình tự thực hiện:
- Khi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn, cả hai bên đương sự phải có mặt. Không chấp nhận việc nộp hồ sơ đăng ký kết hôn qua người thứ ba.
- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Ủy ban nhân dân quận/huyện có trách nhiệm:
+ Thực hiện phỏng vấn trực tiếp tại trụ sở làm việc đối với hai bên nam, nữ để kiểm tra, làm rõ về sự tự nguyện kết hôn của họ, về khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ chung và mức độ hiểu biết về hoàn cảnh của nhau.
+ Niêm yết việc kết hôn trong 07 ngày liên tục tại trụ sở UBND Quận/Huyện và niêm yết tại UBND cấp xã, nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn của bên đương sự là công dân Việt Nam, nơi thường trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
+ Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn. Trong trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của đương sự hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, Sở Tư pháp tiến hành xác minh làm rõ;
+ Báo cáo kết quả phỏng vấn các bên đương sự, thẩm tra hồ sơ kết hôn và đề xuất ý kiến giải quyết việc đăng ký kết hôn, trình UBND cấp tỉnh quyết định, kèm theo 01 bộ hồ sơ đăng ký kết hôn.
Nếu có vấn đề cần xác minh thuộc chức năng cơ quan Công an, thì thời gian xác minh là 20 ngày, kể từ ngày nhận được công văn của UBND Quận/Huyện;
- Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày Chủ tịch UBND cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn. Khi tổ chức Lễ đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ kết hôn. Đại diện cơ quan cấp giấy giấy chủ trì hôn lễ, yêu cầu hai bên cho biết ý định lần cuối về sự tự nguyện kết hôn. Nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện cơ quan cấp giấy ghi việc kết hôn vào sổ đăng ký kết hôn, yêu cầu từng bên ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn, sổ đăng ký kết hôn và trao cho vợ, chồng mỗi người 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
C. Cách thức thực hiện:
Hai bên nam nữ phải trực tiếp nộp hồ sơ. Trong trường hợp một bên do ốm đau bệnh tật, bận công tác hoặc có lý do chính đáng khác mà không thể có mặt để trực tiếp nộp hồ sơ, thì phải có giấy ủy quyền cho gười kia nộp thay hồ sơ, trong đó nêu rõ lý do vắng mặt, giấy ủy quyền phải được chứng thực hợp lệ.
D. Thành phần hồ sơ:
- Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu quy định);
- Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân của mỗi bên, do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người xin kết hôn là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc không có chồng.
Trong trường hợp pháp luật của nước mà người xin kết hôn là công dân không quy định cấp giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân thì có thể thay giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bằng giấy xác nhận lời tuyên thệ của đương sự là hiện tại họ không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó;
- Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
- Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài);
- Bản sao có công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc giấy xác nhận đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú (đối với người nước ngoài ở Việt Nam).
- Ngoài các giấy tờ quy định trên, đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp Trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật Nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó.
LIÊN HỆ LUẬT SƯ PHỤ TRÁCH TƯ VẤN:
Điện thoại: 0903.921.366 – Hotline: 0985.99.88.00
Hoặc gửi yêu cầu qua email: tuvan@quocluatlaw.vn; luatsu@quocluatlaw.vn
HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ THỰC HIỆN CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ MỘT CÁCH TỐT NHẤT
Các bài viết khác
- Thay đổi thỏa thuận ly hôn sau khi Tòa án lập biên bản hòa giải (05.09.2017)
- PHÂN CHIA TÀI SẢN SAU KHI LY HÔN (06.08.2016)
- GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HÔN NHÂN GIA ĐÌNH (21.12.2014)
- TƯ VẤN THỦ TỤC LY HÔN (17.12.2014)