BACK TO TOP
Hỏi đáp pháp luật
Việt kiều có quốc tịch nước ngoài thì có được xin quốc tịch và nhập hộ khẩu Việt Nam được không?
Đăng lúc: 10-11-2017 08:45:47 AM
Lượt xem: 776

Hỏi: Chồng em là Việt kiều Canada đã mất quốc tịch Việt Nam và không còn giấy tờ gì để xác nhận anh ấy là người Việt Nam. Nay anh muốn nhập lại quốc tịch và nhập hộ khẩu Việt Nam thì phải xin nhập ở đâu? Thủ tục như thế nào?

- Trả lời có tính chất tham khảo:

- Nếu chồng bạn đã từng có quốc tịch Việt Nam nhưng đã thôi quốc tịch Việt Nam, có nguyện vọng trở lại quốc tịch Việt Nam, chồng bạn sẽ được trở lại quốc  tịch Việt Nam Nam theo quy định tại Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008.

Điều 23. Các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam

1. Người đã mất quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 26 của Luật này có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

a) Xin hồi hương về Việt Nam;

b) Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam;

c) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

d) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

đ) Thực hiện đầu tư tại Việt Nam;

e) Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài.

2. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam không được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

3. Trường hợp người bị tước quốc tịch Việt Nam xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải sau ít nhất 5 năm, kể từ ngày bị tước quốc tịch mới được xem xét cho trở lại quốc tịch Việt Nam.

4. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy lại tên gọi Việt Nam trước đây, tên gọi này phải được ghi rõ trong Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam.

5. Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người sau đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép:

a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;

b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.6. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam.

- Thành phần hồ sơ và trình tự thủ tục trở lại quốc tịch Việt Nam qui định tại điều 24 và 25 Luật quốc tịch 2008 như sau:

Điều 24. Hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam

1. Hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam gồm có các giấy tờ sau đây:

a) Đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam;

b) Bản sao Giấy khai sinh, Hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế;

c) Bản khai lý lịch;

d) Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam, Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp đối với thời gian người xin trở lại quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp phải là phiếu được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ;

đ) Giấy tờ chứng minh người xin trở lại quốc tịch Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam;

e) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.

2. Chính phủ quy định cụ thể các giấy tờ trong hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam.

Điều 25. Trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam

1. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam nếu cư trú ở trong nước thì nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú, nếu cư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại. Trong trường hợp hồ sơ không có đầy đủ các giấy tờ quy định tại Điều 24 của Luật này hoặc không hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo ngay để người xin trở lại quốc tịch Việt Nam bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

2. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị cơ quan Công an cấp tỉnh xác minh về nhân thân của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam.

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp. Trong thời gian này, Sở Tư pháp phải tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam.Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp.

3. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thẩm tra và chuyển hồ sơ kèm theo ý kiến đề xuất về việc xin trở lại quốc tịch Việt Nam về Bộ Ngoại giao để chuyển đến Bộ Tư pháp.

Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Công an xác minh về nhân thân của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam. 

4. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin trở lại quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam thì gửi thông báo bằng văn bản cho người đó để làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài, trừ trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài hoặc là người không quốc tịch.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy xác nhận thôi quốc tịch nước ngoài của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

Trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam xin giữ quốc tịch nước ngoài, người xin trở lại quốc tịch Việt Nam là người không quốc tịch thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin trở lại quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.

5. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định. 

- Như vậy, chồng bạn sẽ tiến hành nộp hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam cho Sở Tư pháp nơi cư trú (nếu cư trú ở trong nước) hoặc  nộp hồ sơ cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại  (nếu cư trú ở nước ngoài). Trong trường hợp hồ sơ không có đầy đủ các giấy tờ quy định tại Điều 24 của Luật này hoặc không hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo ngay để chồng bạn bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Sau khi được trở lại quốc tịch Việt Nam, chồng bạn sẽ tiến hành các thủ tục tiếp theo như nhập hộ khẩu theo quy định của Luật cư trú. 

(Theo moj.gov.vn)

LIÊN HỆ LUẬT SƯ PHỤ TRÁCH TƯ VẤN:

Điện thoại: 0903.921.366 – Hotline: 0985.99.88.00

Hoặc gửi yêu cầu qua email: tuvan@quocluatlaw.vnluatsu@quocluatlaw.vn

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ THỰC HIỆN CÁC DỊCH VỤ PHÁP LÝ MỘT CÁCH TỐT NHẤT 

Cùng chuyên mục:
  • VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG CHỢ LỚN
  • Văn phòng công chứng Tân Phú
  • VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI TB
  • CÔNG CHỨNG DƯƠNG THỊ CẨM THỦY
  • CÔNG TY HÓA CHẤT THÁI LAI
  • BÁO PHÁP LUAT
  • CTY MANH PHUONG

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUỐC LUẬT

Trụ sở chính: 605 Nguyễn Trãi, Phường 7, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh

                 Di động: 0903.921.366 – Hotline: 098.599.88.00

Chi nhánh 1: 677 Lũy Bán Bích, phường Phú Thạnh, quận Tân Phú, Tp. HCM.

         Điện thoại: 028-62673081 - Fax: 028-62673075

Chi nhánh 2: 467 Hồng Bàng, phường 14, quận 5, Tp. HCM.

         Điện thoại: 028-62610158 - Fax: 028-62610112

   Chi nhánh 3: 298 Quang Trung, phường 10, quận Gò Vấp, Tp. HCM.

            Điện thoại: 028-62664626 - Fax: 028-62833733

Email 1tuvan@quocluatlaw.vn        Email 2luatsu@quocluatlaw.vn

Website:  http://quocluatlaw.vn

 Bản quyền của Văn Phòng Luật Sư Quốc Luật

 

Thống kê truy cập
Hôm nay:30 Trong tuần: 360 Trong tháng: 1124 Tổng truy cập: 186403